Bài viết

Dấu hiệu quan trọng nhận biết nhu cầu trẻ bắt đầu ăn dặm

1. Trẻ thích thú với bữa ăn của người lớn: Khi người lớn ăn cơm, nếu trẻ há miệng và không ngừng cử động tay chân, đó chính là dấu hiệu trẻ muốn ăn, trẻ muốn được thử sức với các loại đồ ăn, thức ăn khác ngoài sữa mẹ.

2. Trẻ có thể tự ngồi khi có người đỡ: Bố mẹ có thể quan sát thấy trẻ ngồi cứng cổ và vững khi bạn đỡ trẻ. Thời điểm này bố mẹ có thể tập cho trẻ ăn dặm.

3. Trẻ có biểu hiện nhanh đói: Bạn có thể quan sát thấy trẻ đòi ăn, thèm ăn mặc dù chưa đến cữ bú thông thường, lúc này bạn có thể cho trẻ bắt đầu ăn dặm.

4. Phản xạ bú, khả năng bú của trẻ giảm đi: Khi bạn thấy trẻ đói, đòi ăn nhưng khi cho thìa vào miệng mà trẻ ít dùng lưỡi để mút (giảm phản xạ bú) cũng là một dấu hiệu.

5. Trẻ có phản xạ ngoảnh đầu đi nơi khác khi không muốn ăn món ăn nào đó

6. Cân nặng: thông thường thời điểm bắt đầu cho bé ăn dặm cân nặng của trẻ thường gấp đôi hoặc hơn so với thời điểm mới sinh.

Nguồn : Famicook

Share

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đăng ký nhận thông tin