Bài viết

Chia sẻ kinh nghiệm đóng bỉm thay bỉm cho trẻ sơ sinh đúng cách

Đối với phụ nữ lần đầu làm mẹ việc đóng bỉm thay bỉm cho trẻ sơ sinh có lẽ sẽ gây khó khăn nhất định. Tuy nhiên, Beboo hôm nay sẽ chia sẻ kinh nghiệm dành cho các phụ nữ lần đầu làm mẹ bằng những hướng dẫn chi tiết dạy cách thay bỉm cho bé dưới đây, chắc chắc việc thay bỉm cho trẻ chỉ còn là chuyện nhỏ. Cùng tham khảo nhé!

Dưới đây là những hướng dẫn để mẹ thay bỉm đúng cách cho con.

Thời điểm nên thay bỉm, tã lót cho bé

Chia sẻ kinh nghiệm đóng bỉm thay bỉm cho trẻ sơ sinh đúng cách phần 1
  • Trong những tháng đầu tiên sau sinh, cứ khoảng 2-3 giờ đồng hồ bạn nên thay bỉm cho bé. Tất nhiên, nếu bé đại tiện thì cần phải thay ngay. Trong tháng đầu tiên, bạn nên dùng tã giấy thay cho bỉm. Từ tháng thứ 2 trở đi bạn có thể dùng bỉm.
  • Khi mua bỉm hay tã giấy, lưu ý cân nặng của bé để mua bỉm/tã giấy phù hợp. Các loại bỉm hay tã giấy đều có thể để lâu, do đó bạn có thể mua số lượng lớn để trong nhà, phòng trường hợp bận rộn, không thể mua thường xuyên.

Khi thay bỉm nên vệ sinh vùng kín cho bé

  • Khi thay bỉm hoặc tã cho bé, bạn nên làm vệ sinh cho bé. Những cách đơn giản sau đây giúp bạn vệ sinh sạch sẽ vùng kín cho bé:
  • Nếu bé đi đại tiện, hãy dùng giấy vệ sinh loại thật mềm, chuyên dụng để lau sạch phần bên ngoài. Sau đó dùng nước ấm và một chút sữa tắm bé để vệ sinh cho bé. Dùng khăn khô thấm sạch nước cho bé.
  • Cha mẹ có thể phòng ngừa hăm da cho trẻ bằng cách giữ cho vùng mặc tã thật sạch sẽ, khô – mát. Cần thay tã, bỉm cho trẻ thường xuyên và ngay sau khi trẻ tiểu, đại tiện. Lúc thay tã cần lau sạch vùng bẹn và mông của trẻ bằng nước ấm và để cho da trẻ khô hẳn rồi mới mặc tã mới vào.

Ngoài ra, có thể chỉ dùng giấy ướt để lau phần bên ngoài và bên trong cho bé. Nếu trời lạnh nên làm ấm khăn ướt trước khi lau cho bé.

  • – Quy tắc vàng mà các bà mẹ nên nhớ đó là để chăm con được tốt hãy để đồ dùng của con bạn trong tầm tay. Vì khi chỉ có mình bạn với bé, bạn sẽ không thể nhờ ai lấy hộ cái này hay cái kia.
  • – Luôn đặt 1 tay trên người bé nếu bạn phải quay người lấy vật dụng gì đó.
  • – Ngay khi đã cởi tã/ bỉm cho bé, đặt bé lên bàn thay hoặc trên giường, bạn không nên để bất cứ điều gì làm gián đoạn công việc của mình nữa, điện thoại, hay chuông cửa, ấm nước đang sôi… Nếu buộc phải ngừng tay, hãy đặt bé con an toàn vào cũi, hoặc bế bé theo bạn. Không bao giờ để bé lại một mình trên bàn thay tã/gần mép giường, bởi bé có thể lăn và rơi xuống bất cứ lúc nào dù chỉ trong tích tắc.
Chia sẻ kinh nghiệm đóng bỉm thay bỉm cho trẻ sơ sinh đúng cách phần 2
  • – Hãy luôn cười và nói, hát cho bé nghe… Bạn nên nhớ bé đã có thể cảm nhận lời nói của bạn từ khi còn ở trong bụng. Do đó khi bạn trò chuyện với bé, hát cho bé nghe sẽ đánh thức được các giác quan của bé.
  • – Bạn hãy chọn nơi kín gió và rửa tay bằng xà phòng trước khi thay bỉm cho bé nhé!
  • – Bé trai và bé gái có khác nhau. Bố mẹ nên biết rằng ngay giữa lúc thay bỉm có thể bé sẽ quyết định “cho ra nốt những gì còn sót lại”. Bởi thế, nếu không muốn phải đi thay quần áo, bố mẹ nên đưa nửa phần bỉm gần mình lên trước che trong lúc thoa kem, phòng khi bé “vọt cầu vồng”.

Thời gian thay bỉm phụ thuộc độ “lành nghề” của bố mẹ. Nhưng cùng với sự tập luyện hàng ngày theo thời gian, bạn sẽ mất khoảng 25 giây mỗi lần.

Con đóng bỉm cả ngày có sao không các mẹ nhỉ?

  • Tháng 3 này, bé Tôm nhà mình sẽ được tròn 3 tháng. Và từ ngày con sinh ra đến giờ, chưa ngày nào, giờ nào là con không đóng bỉm.
Chia sẻ kinh nghiệm đóng bỉm thay bỉm cho trẻ sơ sinh đúng cách phần 3
  • Khi con ở bệnh viện, mình đã đóng bỉm cho con rồi. Khi con về nhà, mình lại tiếp tục đóng bỉm cho con. Khi con được 1 tháng tuổi, ai đến chơi cũng bảo tập xi tè con để tạo cho con thành phản xạ và không cần đóng bỉm nữa, nhưng mới chỉ dạy con tập xi được vài ngày là mình đã nản quá. Thế nên lại điệp khúc đóng bỉm.
  • Vậy là bé Tôm nhà mình ngày nào cũng đóng bỉm hoàn toàn. Ngoài khi con ị ra thì cứ khoảng 3 giờ/ lần, mình lại thay bỉm cho Tôm một lần. Nhiều mẹ cứ kêu khi đóng bỉm cho con nhiều, vùng da này của con sẽ bị hăm hoặc kích ứng. Tuy nhiên, Tôm nhà mình không hề bị hăm hay kích ứng da gì cả. Con vẫn khỏe mạnh, vẫn chịu chơi.
  • Vì thế, mình vẫn rất yên tâm khi có phần hơi lợi dụng đóng bỉm cho con. Mình không biết mình có hơi chủ quan không nữa. Nhưng mình vẫn thấy trẻ con ở các nước phát triển phương Tây vẫn đóng bỉm cả ngày lẫn đêm mà có thấy mẹ nào kêu kích ứng này nọ hay lời đồn thổi chân sẽ bị vòng kiềng hay không đâu.
  • Chị gái em ở Đức cũng nói, bỉm trẻ em ở trên thế giới có mấy chục năm nay rồi. Ở đây, những bà mẹ trẻ dùng bỉm cho con cả ngày lẫn đêm cho đến lúc trẻ được 2-3 tuổi mới thôi. Chỉ còn bảo em chị thấy đóng bỉm cả ngày như thế chẳng sao cả.
  • Miễn là mẹ bé chọn được những loại bỉm tốt và phù hợp nhất với làn da của bé là được. Với lại, chỉ cần thường xuyên thay bỉm cho con mỗi 3-4 tiếng/ lần và tắm rửa sạch sẽ cho con thơm tho cả ngày thì không có vấn đề gì hết.
  • Chị gái mình cũng bảo, cũng giống như những vật dụng tiêu dùng và chăm sóc sức khỏe khác, bỉm cũng giống như băng vệ sinh hàng ngày. Nếu đóng bỉm cho con quá nhiều giờ/ ngày thì sẽ khiến trẻ phải đối mặt với nhiều nguy cơ không tốt cho sức khỏe. Do đó, chị em bảo vào mùa hè nóng nực, nếu tranh thủ bỏ được bỉm ra lúc nào cho con thì sẽ giúp con thoải mái và thông thoáng lúc đó.
  • Nhưng một người bạn của mình thì cứ nhất quyết cho rằng, mình không nên đóng bỉm cho con cả ngày. Bởi vì con sẽ rất dễ bị hăm, viêm da, ngứa ngáy do chất amoniac có trong nước tiểu ngấm vào các tã lót gây ra. Nếu để bỉm, tã giấy ngấm nước tiểu lâu dễ gây viêm nhiễm nhất là bé gái. Các vi khuẩn có thể theo đường dẫn nước tiểu đi ngược lên gây viêm nhiễm cho cả bọng đái của trẻ.
  • Do đó, thay vì chăm chăm đóng bỉm cho con, bạn của mình cứ nhất quyết bắt mình phải học cách dậy xi con tè. Cho dù xi tè con thi thoảng con vẫn tè dầm ra quần nhưng như vậy vẫn thông thoáng và thoải mái cho gấp trăm lần so với đóng bỉm.
  • Chỉ mùa đông do trời lạnh thì mẹ bé có thể đóng bỉm cho con suốt cả ngày vì nếu suốt ngày lôi bé ra xi ị hoặc tè sẽ dễ khiến bé bị cảm lạnh và ốm. Nhưng mùa hè hoặc những hôm trời ấm, cô bạn của mình khuyên nên tháo bỉm và thả rông cho Tôm dễ vận động.
  • Nói thật, em vẫn còn khá bối rối về phi vụ này. Mẹ nào có kinh nghiệm cho em xin ý kiến về vụ có nên đóng bỉm suốt ngày cho con hay thả rông con suốt ngày để con thoáng mát và dễ dàng vận động vui chơi?

Đóng bỉm cho bé trai có thể gây vô sinh?

Chia sẻ kinh nghiệm đóng bỉm thay bỉm cho trẻ sơ sinh đúng cách phần 4
  • Trời mùa đông, mẹ Kiên muốn đóng bỉm cho con khỏi bị lạnh mông mỗi khi tè dầm. Nhưng bố lại kiên quyết phản đối vì sợ con lớn lên vô sinh.
  • Hơn thế, chăn chiếu trong nhà cũng không bị ngấm nước tiểu của con. Một ngày, mẹ không còn phải giặt cả chục cái quần như mùa hè.
  • Thế nhưng bố Kiên lại kiên quyết phản đối. Vì anh đã nghe nhiều người nói rằng đóng bỉm có thể gây vô sinh, hỏng tinh binh ở các bé trai. Cũng chỉ vì chuyện ấy mà hai bố mẹ lời qua tiếng lại. Mẹ thì cho rằng bố không bao giờ phải giặt quần áo cho con, không phải trông con, cho con đi ị, đi tè thì làm sao hiểu được nỗi vất vả của mẹ, nói thế nào cũng được. Bố thì kêu mẹ không hiểu biết gì về khoa học kỹ thuật, đóng bỉm là làm ảnh hưởng lớn tới cả cuộc đời con sau này.
  • Thực tế, bỉm được coi là là kết quả tiến bộ vượt bậc trong việc nuôi dạy con cái, giúp các bố mẹ thời hiện đại đỡ vất vả. Tuy vậy, nếu lạm dụng cho trẻ em mặc bỉm thường xuyên, các bé có thể bị viêm da, nhiễm khuẩn đường tiểu, suy thận và ảnh hưởng tới cơ quan sinh dục.

Bỉm chưa chắc đã gây vô sinh ở bé trai

Chia sẻ kinh nghiệm đóng bỉm thay bỉm cho trẻ sơ sinh đúng cách phần 5
  • Bác sỹ Tô Minh Hương, Phó giám đốc BV Phụ sản HN khẳng định: chưa có cơ sở khoa học nào khẳng định rằng đóng bỉm có thể gây vô sinh ở trẻ em nam. Bởi vì, khi ở tuổi sử dụng bỉm, bộ phận sinh dục của trẻ chưa phát triển nên không có tinh trùng.
  • Các bé trai chỉ có tinh trùng khi ở tuổi dậy thì (13 – 14 tuổi). Trước tuổi dậy thì, các tinh trùng ở dạng non vì chưa được hooc môn testosterone kích thích phát triển. Sự sinh sản ra tinh trùng bắt đầu ở tuổi 12, nhưng tinh trùng trưởng thành phải đến 13 – 14 tuổi mới có. Do vậy, khi các bé đóng bỉm đến 2 tuổi, vẫn không ảnh hưởng gì tới khả năng sinh sản của bé sau này. Vì lúc này, bộ phận sinh dục của bé chỉ có chức năng vệ sinh, chưa có khả năng sản xuất tinh trùng.
  • Tuy vậy, các bác sỹ cũng khuyến cáo bố mẹ không nên quá lạm dụng cho con mặc bỉm. Việc đóng bỉm nhiều không đảm bảo vệ sinh sẽ gây nhiễm khuẩn, nhất là vùng da ở bẹn hoặc bộ phận sinh dục. Nước tiểu tích tụ ở bỉm lâu không được thay thế sẽ có thể gây viêm nhiễm bàng quang.
  • Ở bệnh viện Nhi TƯ, càng ngày trẻ càng bị viêm da, nhiễm khuẩn đường tiểu do đóng bỉm nhiều. Bỉm gây cho bé cảm giác bí, khó chịu quấy khóc. Khi bé bị viêm da, da bị ửng đỏ, đau rát, thậm chí bong vẩy ở những vùng tiếp xúc với bỉm. Nhiều trường hợp nhập viện trong tình trạng viêm loét, dịch chảy tạo điều kiện cho nấm và vi khuẩn phát triển.
  • Hơn thế, việc đóng bỉm nhiều sẽ không tạo được phản xạ đi vệ sinh ở trẻ. Cứ 3 – 4 giờ, mẹ nên tập cho bé đi vệ sinh một lần, để tạo cho con thói quen, tạo sự tự chủ cho con hơn là đóng bỉm thường xuyên. Vào mùa nóng, càng không nên đóng bỉm cho con. Chỉ nên đóng bỉm cho con vào buổi tối. Cứ 4 – 6 giờ thay bỉm một lần. Trước khi đóng bỉm cho con phải rửa bộ phận sinh dục của bé sạch sẽ và lau khô.
Chia sẻ kinh nghiệm đóng bỉm thay bỉm cho trẻ sơ sinh đúng cách phần 6
  • Trên thị trường hiện nay cũng có rất nhiều loại bỉm. Cách tốt nhất là các mẹ chọn loại bỉm nào có rõ nguồn gốc, xuất xứ, nhãn mác. Nếu đã tìm được loại bỉm nào tốt, dùng hợp với con thì không nên thay đổi.
  • Mẹ cũng không nên dùng các loại bỉm chật khiến con bị khó chịu và gây bỏng rát. Với những bé chưa biết nói, khi bị ngứa ngay khó chịu, quấy khóc, một trong những nguyên dân có thể là do bỉm. Lúc đó bố mẹ nên kiểm tra và thay bỉm cho con thường xuyên.
  • Khi con bị hăm vì bỉm, tã giấy, chỉ nên xoa dầu và kem dưỡng da cho bé ở các nếp gấp và kẽ. Khi trẻ có biểu hiện viêm da phải dừng ngay mặc bỉm hoặc tã giấy, làm thông thoáng, khô, sạch vùng da bị viêm, nếu không khỏi phải đưa đến bác sĩ ngay.

Trẻ đóng bỉm thường xuyên dễ bị viêm đường tiết niệu

  • Bé Tin (3 tháng tuổi) được bố mẹ đưa đi khám vì bị sốt. Sau khi xét nghiệm máu và nước tiểu, bố mẹ bé bất ngờ khi bác sĩ kết luận cháu bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
  • Gia đình cho biết cháu bị sốt 3 ngày nay. Họ cực kỳ lo lắng vì đang trong thời điểm dịch cúm A/H1N1 và dịch sốt xuất huyết. Trước khi đến bệnh viện, bé Tin đã được bố mẹ đưa đến một phòng khám tư nhân. Sau khi loại bỏ các dấu hiệu của bệnh viêm đường hô hấp, vị bác sĩ này đã khuyên gia đình đưa bé đến bệnh viện để làm một số xét nghiệm liên quan đến đường tiết niệu.
  • Tương tự, trên một diễn đàn trẻ thơ, nhiều bà mẹ trẻ đã bày tỏ sự ngỡ ngàng, không tin dù bác sĩ đã kết luận con bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Thậm chí có bà mẹ cầm đơn thuốc của bác sĩ kê, tần ngần đứng trước cửa hiệu thuốc rồi lại về tay không vì không thể tin nổi đứa trẻ vừa sinh chưa đầy tháng đã mắc bệnh này.
Chia sẻ kinh nghiệm đóng bỉm thay bỉm cho trẻ sơ sinh đúng cách phần 7
  • Theo các chuyên gia y tế, nhiễm khuẩn đường tiết niệu rất hay gặp ở trẻ em, đứng hàng thứ 3 sau các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp và tiêu hóa. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể để lại nhiều biến chứng và di chứng nặng nề.
  • Hiện có 3 thể nhiễm khuẩn đường tiểu với các biểu hiện lâm sàng như: Viêm thận, bể thận hay nhiễm khuẩn đường tiểu trên; viêm bàng quang hay nhiễm khuẩn đường tiểu dưới và nhiễm khuẩn đường tiểu không có triệu chứng.
  • Theo tiến sĩ Lê Vương Văn Vệ, Giám đốc Trung tâm Nam học và hiếm muộn Hà Nội, nguyên nhân gây bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu chủ yếu là các vi khuẩn gram âm như E.coli, virus, nấm… Ngoài ra, một số dị dạng ở bộ phận sinh dục trẻ cũng gây nên tình trạng nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
  • TS Nguyễn Văn Bàng, khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, trẻ thường xuyên đóng bỉm sẽ có nguy cơ nhiễm khuẩn và khó phát hiện hơn đối với trẻ không đóng bỉm. Bởi khi đóng bỉm, phân và nước tiểu dễ lẫn nhau, tăng nguy cơ nhiễm trùng do phân dễ chui lên đường tiểu, nhất là ở trẻ gái. Ngoài ra, khi trẻ bị nhiễm khuẩn đường tiểu thường có biểu hiện những vết đục khi nước tiểu khô. Tuy nhiên vì bỉm giấy dùng xong thường bỏ đi ngay nên các bậc phụ huynh khó phát hiện bệnh sớm ở con.
  • TS Lê Vương Văn Vệ cũng cho rằng, bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu hay gặp ở trẻ gái hơn trẻ trai vì đường tiểu ở trẻ gái ngắn, vi khuẩn từ ngoài dễ dàng xâm nhập đi ngược dòng theo niệu đạo lên bàng quang gây viêm bàng quang, rồi từ bàng quang theo niệu quản lên thận gây viêm đài bể thận. Ở những trẻ hay cởi truồng, mặc quần thủng đít ngồi lê la dưới đất cũng hay mắc chứng bệnh này.
  • Biểu hiện dễ nhận thấy nhất của bệnh này là trẻ khó chịu, khóc giữa chừng hoặc khóc trước khi đi tiểu. Ở bé trai, nhiễm khuẩn hay gặp trong trường hợp có dị dạng đường tiểu, phần da của bộ phận dẫn tiểu bị túm lại, lỗ tiểu nhỏ. Khi đi tiểu, nước không ra được ngay mà ứ lại, đầu ra bị phồng lên thành một cục giống bong bóng. Chỉ đến khi nước tiểu căng quá mới xì ra.
  • Ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi có thể gặp sốt nóng hoặc ngược lại là hạ thân nhiệt, hoặc sốt kéo dài không rõ nguyên nhân, trẻ bú kém, biếng ăn, nôn mửa hoặc tiêu chảy, cũng có thể chỉ đơn thuần là không tăng cân… Bệnh nhi có thể đái ít, đái buốt, nước tiểu đục. Ngoài ra, trẻ bị nhiễm khuẩn đường tiểu thường hay tự ý sờ vào bộ phận sinh dục của mình, nên các bậc cha mẹ rất dễ nhận biết bệnh của con thông qua triệu chứng “bàn tay khai” rất đặc trưng của mùi nước tiểu.
  • Để phòng bệnh, các bác sĩ lưu ý các bậc cha mẹ tuyệt đối không cho trẻ cởi truồng ngồi lê la dưới đất, không được lau chùi ngược từ hậu môn lên “vùng kín” của bé, mà phải lau xuôi xuống dưới.
  • Cha mẹ nên cho trẻ uống đủ nước, uống nhiều nước trái cây để trẻ tăng sức đề kháng và đi tiểu nhiều sẽ tống ra ngoài những vi khuẩn đang ngược lên bàng quang theo thành niệu đạo. Việc thường xuyên đi tiểu ở trẻ cũng giải phóng tình trạng nước tiểu cũ bị ứ đọng thường xuyên trong bàng quang khiến cho vi khuẩn có môi trường thuận lợi để sinh sôi nảy nở.

Share

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đăng ký nhận thông tin